LÀNG NGHỀ MỘC ĐAN PHƯỢNG

Đan Phượng, nghĩa gốc Hán là chim phượng đỏ, một vùng đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống lịch sử văn hóa với những hình ảnh thơ mộng cùng biết bao kỷ niệm của một thời gian khó mà hào hùng trong âm vang câu hát “Đan Phượng ơi, quê hương người gái đảm…”.

Xóm làng bình yên, vườn cây trĩu quả, biển lúa rập rờn, và những dòng sông lững lờ trôi. Vùng đất phù xa mầu mỡ bên sông Hồng, sông Đáy, sông Nhuệ vẫn lặng lẽ nuôi sống hàng vạn con người giờ đang thay da đổi thịt từng ngày – đó chính là mảnh đất Đan Phượng. Nơi sản sinh ra làng nghề Liên Hà – một trong những làng nghề mộc giàu truyền thống văn hóa trong lịch sử Việt Nam.

Lịch sử hình thành làng nghề Mộc Đan Phượng bắt nguồn cũng chính từ vị trí địa lý ven sông của tỉnh, người dân từ đầu chỉ là cùng nhau kết bè kết nứa để hoạt động trên sông và dần dần đã hình thành nên các hộ gia đình sản xuất phục vụ nhiều hơn cho nhu cầu của người dân qua từng năm tháng.

Với về dày lịch sử làng nghề, Đan Phượng đã là cái nôi sản sinh nên những nghệ nhân truyền thông tay nghề cao với những sản phẩm chất lượng cao, hoạ tiết tinh tế trong từng thiết kế. Cho đến hiện tại, các sản phẩm của làng nghề Mộc Đan Phượng đã được khách hàng cả nước ưa chuộng và tin dùng.